Kim chi nha

 CÁCH VIẾT COVER LETTER VỚI SỐ NĂM KINH NGHIỆM BẰNG 0

1
bngoc_022
2025.03.30 Thích 0 Lượt xem 44 Bình luận 0

 "Nếu chưa có kinh nghiệm thì viết gì trong Cover Letter?"
"Mình đã có Resume rồi, có cần Cover Letter nữa không?"

Đây chính là các câu hỏi mà chính mình và nhiều đứa bạn đặt ra khi chúng mình mới bắt đầu đi xin việc sau khi tốt nghiệp, đặc biệt là với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế. 

Xuyên suốt nhiều năm đi tìm câu trả lời, mày mò và thử nghiệm đúng - sai, câu trả lời của mình luôn là: Có, nhưng phải biết cách viết!

Theo nghiên cứu của MarketSplash (2024), một Cover Letter có thể giúp hồ sơ của bạn nổi bật hơn 38%. Đúng là CV và Cover Letter có thể có những điểm tương đồng, nhưng khác với CV (vốn chỉ liệt kê thông tin một cách ngắn gọn), Cover Letter lại là nơi bạn có thể kể câu chuyện của mình, thể hiện động lực ứng tuyển và tạo ấn tượng cá nhân với nhà tuyển dụng.

Nhiều bạn nghĩ rằng Cover Letter chỉ dành cho những người có kinh nghiệm làm việc, nhưng thực tế không phải vậy. Nếu viết đúng cách, bạn hoàn toàn có thể khiến nhà tuyển dụng chú ý, ngay cả khi chưa từng đi làm chính thức. Vậy làm thế nào để viết một Cover Letter vừa thu hút, vừa chuyên nghiệp?

1. Gây ấn tượng ngay từ dòng đầu tiên

Điều đầu tiên mìnhmuốn nhấn mạnh chính là Cover Letter không dài, nên ba dòng đầu tiên phải thật sự "đắt giá". Nhà tuyển dụng có thể đọc hàng trăm hồ sơ mỗi ngày, vì vậy đừng bắt họ phải đọc một đoạn mở đầu quen thuộc như "Em tên là A, ứng tuyển vị trí B".

Thay vào đó, hãy vào thẳng vấn đề bằng một câu giới thiệu ngắn gọn nhưng cho thấy bạn là ai, vì sao bạn quan tâm đến công việc này và điều gì khiến bạn đặc biệt. Cụ thể như: Vị trí bạn ứng tuyển, lý do bạn quan tâm đến công việc này, điểm mạnh hoặc đam mê nổi bật của bạn.

Ví dụ: "Dear [Hiring Manager's Name], I’m excited to apply for the Software Developer position at [Company Name]. As a recent Computer Science graduate who loves solving complex problems with code, I’ve built several projects that showcase my skills in Python and full-stack development. I’d love to bring that same passion to your team"

2. Tận dụng kỹ năng & thành tích thay cho kinh nghiệm

Đây là phần mà nhiều bạn gặp khó khăn nhất, vì tâm lý chung là: "Mình chưa từng đi làm thì biết viết gì?". Nhưng thực tế, nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm đến kinh nghiệm, mà còn muốn biết bạn có kỹ năng gì và đã từng làm gì để phát triển chúng.

Nếu chưa có kinh nghiệm làm việc chính thức, hãy tập trung vào những gì bạn đã làm trong môi trường học tập hoặc bên ngoài:
Dự án cá nhân, bài tập lớn trong trường: Đây là cách sáng giá để chứng minh kỹ năng chuyên môn của bạn.
Thực tập, công việc bán thời gian: Ngay cả khi không liên quan trực tiếp đến vị trí ứng tuyển, bạn vẫn có thể rút ra những kỹ năng có giá trị như teamwork, giao tiếp, tổ chức công việc...
Hoạt động CLB, hackathon, cuộc thi: Những trải nghiệm này cho thấy bạn chủ động và có tinh thần học hỏi.

Ví dụ: "During my final year, I led a team project where we developed a real-time chat application using React.js and Firebase. This experience strengthened my skills in frontend development, database management, and teamwork. I also contributed to an open-source API optimization project on GitHub, which reduced response time by 30%."

3. Chứng minh bạn có những điểm “riêng biệt” phù hợp với công ty

Cover Letter không chỉ là về bạn mà còn là về công ty bạn ứng tuyển. Nhà tuyển dụng muốn biết: Tại sao bạn muốn làm việc ở đây? Bạn có thực sự quan tâm đến công ty này hay chỉ đang nộp đơn “hàng loạt”?

Một mẹo mà mình đã thực hiện và cảm thấy hiệu quả đó là: Hãy tìm hiểu về công ty trước khi viết Cover Letter. Nếu công ty có một dự án, giá trị hoặc định hướng phát triển nào đó mà bạn ấn tượng, hãy đề cập đến nó trong thư. Điều này cho thấy bạn đã dành thời gian nghiên cứu và có sự kết nối với công ty bằng cách: Nhắc khéo đến giá trị, sứ mệnh, hoặc văn hóa công ty mà bạn yêu thích và  liên kết với sự phát triển cá nhân hoặc điểm chung trong các dự án bạn từng thực hiện

Ví dụ: "What excites me most about [Company Name] is your focus on AI-powered solutions. I’ve been exploring machine learning with TensorFlow and recently built a model that detects handwritten digits with 95% accuracy. I’d love to apply my skills and keep learning from your talented team.”

Kết thư bằng sự chân thành và lồng ghép hành động (CTA)

Cuối thư, mình thường tránh viết chung chung như: "Mong sớm nhận được phản hồi từ anh/chị." Hãy tối ưu từng câu chữ và để lại một dấu ấn tốt bằng cách thể hiện sự tự tin, mong muốn được trao đổi thêm.

Ví dụ: "I would love the opportunity to discuss how my technical skills and enthusiasm for software development align with your team’s goals. Thanks for your time, I look forward to hearing from you!"

Đừng quên dừng 3 phút trước khi gửi thư để kiểm tra lại các mục sau
Cover letter có 3 đến 4 đoạn, không quá 1 trang
Được “custom” riêng cho công ty ứng tuyển
Không có lỗi chính tả hay ngữ pháp
Tập trung highlight kỹ năng nổi bật thay vì “kể lể“quá nhiều về bản thân

Từ góc độ là ứng viên và cũng đã được tham dự một số quy trình tuyển dụng tại các tập đoàn lớn nhỏ khác nhau, mình nhận ra rằng các nhà tuyển dụng không chỉ tìm kiếm những người giỏi nhất, mà quan trọng hơn, họ tìm kiếm những người phù hợp nhất – có tư duy tốt, tinh thần cầu tiến và thái độ làm việc chuyên nghiệp.

Vì vậy, hãy tự tin vào bản thân, không ngừng trau dồi và luôn thể hiện phiên bản tốt nhất của mình. Chúc các bạn chinh phục được công việc mơ ước! 

 CÁCH VIẾT COVER LETTER VỚI SỐ NĂM KINH NGHIỆM BẰNG 0

Bình luận 0

/upload/bf44f8d0ab2947378ce264d6bd29e873.webp

Kinh nghiệm hay tại Hàn

1